Sau khi tiêm phòng, nhiều trường hợp xảy ra tình trạng bị sưng tấy tại chỗ tiêm. Có những người đã sử dụng miếng dán hạ sốt vì nghĩ rằng vết tiêm sẽ hết sưng, đau tấy mà không biết hành động này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không và lý do là gì? Các bạn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục Lục
Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không?
Miếng dán hạ sốt mà các mẹ hay dùng cho bé là miếng dán lạnh có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chính của nó là hydrogel, thêm tinh dầu bạc hà làm mát, không tan trong nước, khi dán vào da có khả năng hút nước tại vùng da đó.
Chính vì vậy nhiều bà mẹ nghĩ rằng miếng dán cũng có hiệu quả khi dán lên các vết sưng đỏ do tiêm ở trẻ em, giúp trẻ mát da và đỡ đau, tấy. Tuy nhiên việc này lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn không thể lường trước:
Tuần hoàn máu tại chỗ tiêm bị cản trở
Khi bạn dán miếng dán hạ sốt vào các vết tiêm, mạch máu sẽ bị chèn ép gây nên việc tuần hoàn máu bị cản trở. Máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng nuôi các mô, đồng thời huy động tiểu cầu bịt kín vị trí da bị tổn thương. Vì vậy, nếu mạch máu bị cản trở đồng nghĩa với việc giảm khả năng lưu thông máu, giảm yếu tố tăng trưởng khiến vết tiêm lâu lành hơn. Nghiêm trọng hơn thì việc dán miếng hạ sốt như vậy có thể làm hoại tử vết thương.
Vị trí tiêm bị nhiễm trùng
Một số trường hợp xảy ra dưới đây có thể làm cho vết tiêm nhiễm trùng:
- Chỗ tiêm bị bí hơi, các tế bào chết không được loại bỏ ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể gây ra nhiễm trùng nhẹ
- Việc tuần hoàn máu bị hạn chế ở chỗ tiêm làm các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể không được cung cấp đầy đủ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển vì thiếu yếu tố tiêu diệt chúng.
Việc vệ sinh vết tiêm không được thuận lợi
Khi dán miếng hạ sốt đồng nghĩa với việc bố mẹ cũng hạn chế vệ sinh vết tiêm. Việc này cũng là yếu tố làm cho vi khuẩn, nấm thuận lợi phát triển khiến trẻ bị ngứa tại chỗ tiêm và gây khó chịu. Nếu trẻ gãi nhiều còn gây tổn thương cho da.
Việc vệ sinh vết tiêm giúp hạn chế nhiễm trùng, viêm ngứa và giúp vết thương mau lành hơn.
Từ những lý do trên, chắc chắn các mẹ đã biết có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không. Tuy việc này ban đầu có thể khiến chúng ta an tâm nhưng thực tế lại nhiều rủi ro khác. Không chỉ riêng đối với trẻ em mà ngay cả bất kỳ vết tiêm hay vết thương trên cơ thể ai thì cũng không nên dán miếng hạ sốt lên.
Cách xử lý vết tiêm đúng
Trước khi đi tiêm nên vệ sinh cơ thể đặc biệt là chỗ cần tiêm sạch sẽ. Mặc dù các bác sĩ sẽ thực hiện bước sát trùng trước khi tiêm nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận đề phòng.
Nếu tại vết tiêm có dấu hiệu bị sưng đỏ thì bạn dùng một chiếc khăn thấm nước ấm để chườm xung quanh vết tiêm. Với các bé thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn. Nên bạn cần kết hợp lau qua người hoặc đắp khăn lên cổ, bẹn, nách để giảm nhiệt cho bé. Các bạn lưu ý không nên chườm khăn trực tiếp vào vết thương vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin và có thể gây nhiễm trùng. Bố mẹ lưu ý phải rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng hoặc cồn y tế để tránh lây vi khuẩn từ tay mẹ sang con.
Với trẻ nhỏ, các mẹ tăng cường cho con bú, bổ sung nước cho con. Đồng thời nên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, canh…vừa giúp bé dễ ăn vừa bổ sung được các chất dinh dưỡng và tránh mất nước. Nếu bé bị sốt cao, các bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách.
Nên dán miếng hạ sốt ở vị trí nào?
Với những thông tin trên thì các bạn đều rõ hậu quả của việc dán miếng hạ sốt vào vết tiêm. Vậy nên dán ở vị trí nào để hiệu quả tốt nhất.
Trán, nách, 2 bên bẹn là những vị trí bạn nên dán miếng hạ nhiệt. Đây là những nơi có những mạch máu lớn lưu thông, dễ dàng tản nhiệt để cơn sốt hạ xuống. Tuy nhiên không thể áp dụng việc này lâu dài mà cần bác sĩ tư vấn cách điều trị để có hiệu quả tốt nhất.
Một lưu ý các mẹ nên quan tâm là không nên cho bé đi tiêm phòng khi sức khỏe bé không được ổn định, có dấu hiệu mệt hoặc bị bệnh. Các bạn có thể báo với bác sĩ để dời lịch tiêm chứ không nhất thiết phải tiêm đúng ngày.
Những biện pháp trên tuy hiệu quả chung nhưng có thể không phù hợp với một người nào đó. Vì vậy trước khi làm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là khi áp dụng trên người trẻ em.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu được có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không. Dù chỉ là vấn đề nhỏ bên ngoài da nhưng bạn cũng không nên xem thường mà cần hiểu biết thật kỹ về những cách chữa trị mình đang áp dụng. Chúc mọi người có thêm những thông tin hữu ích nhé!