Khoai lang là thực phẩm dân dã nhưng rất tốt cho cơ thể người dùng. Vậy bạn có biết nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày là hợp lý? Chắc chắn nhiều người sẽ chưa có câu trả lời chính xác. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về về loại củ này và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhé.
Mục Lục
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang gồm những gì?
Bạn có thể tham khảo bảng dinh dưỡng dưới đây để nắm rõ thành phần và hàm lượng trong khoai lang nhé
Có thể thấy hàm lượng tinh bột trong khoai lang rất thấp, chỉ có 10%/ 2000 lượng calo thiết cho cơ thể trong một ngày.
Hàm lượng tinh bột trong khoai chỉ bằng ⅓ so với lượng tinh bột trong 4gr so với khoai tây và trong một chén cơm. Theo ước tính, khoảng 100g khoai lang sẽ cung cấp 86 lượng calo – 1 con số ít hơn rất nhiều so với cơm hằng ngày các bạn hay dùng.
Ngoài ra, chất xơ dồi dào có trong khoai lang lượng nước cao gấp đôi so với các loại thực phẩm khác cũng có lợi cho sức khỏe người dùng.
Công dụng của khoai lang
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan trong khoai lang là nhân tố quan trọng giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn.
Chất xơ hòa tan có tác dụng hấp thụ nước và làm mềm phân. Trong khi đó chất xơ không hòa tan có tác dụng tránh hấp thụ nước và làm tăng khối lượng. Hai chất này bổ sung, cân bằng cho nhau nên sẽ giúp bạn hạn chế việc khó đi ngoài, táo bón hay tiêu chảy.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết thấp là yếu tố giải phóng đường trong máu chậm hơn so với các thực phẩm giàu tinh bột khác. Vì vậy ăn khoai lang cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu tình trạng kháng insulin.
Hỗ trợ quản lý cân nặng
Lượng chất xơ trong khoai lang có thể lên men và hòa tan, giúp cơ thể có được cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Pectin giúp giảm lượng thức ăn hiệu quả và làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể.
Bổ sung Vitamin A
Beta carotene( tiền chất của Vitamin A) sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A với lượng gấp đôi.
Việc bổ sung Vitamin A từ khoai lang cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.
Giảm thiểu căng thẳng
Magie là một khoáng chất có hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm lo lắng và căng thẳng, giúp hạn hạn chế trạng thái trầm cảm hay stress tột độ. Chính vì vì vậy mà ăn khoai lang cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Hạn chế và ngăn ngừa việc viêm
Khoai lang chứa nhiều choline và anthocyanin, là các chất giúp giảm và ngăn ngừa viêm.
Cụ thể, choline giúp giảm các phản ứng viêm còn anthocyanin có thể ngừa và giảm viêm ở cơ thể. Từ đó giảm sự phát triển của một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
Nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày là đủ?
Nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày và thời điểm ăn rất quan trọng trong việc bổ sung năng lượng và duy trì vóc dáng cho bạn. VÌ vậy, không phải cứ ăn khoai lang bất cứ lúc nào cũng là tốt. Bạn nên lưu lại 3 thời điểm vàng dưới đây để điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý nhé
Ăn khoai lang khi vừa mới đào
Ăn khoai lang khi vừa mới đào mới đào sẽ giúp việc giảm cân hiệu quả hơn so với khoai lang để lâu mới sử dụng, Nếu để lâu, nước trong củ khoai sẽ tham gia vào phản ứng thủy phân tinh bột, khiến lượng đường trong khoai lang gia tăng đáng kể, dẫn tới ăn nhiều sẽ làm tăng cân không kiểm soát.
Ăn khoai lang trong bữa ăn sáng
Buổi sáng là thời điểm thích hợp để ăn khoai vì hỗ trợ giảm cân rất tốt mà lại cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày của bạn. Bạn nên ăn sáng với 1-2 củ khoai lang, tốc độ giảm cân có thể nhanh gấp 4 lần. Bạn có thể thay đổi nhiều phương pháp chế biến để bữa ăn không nhàm chán. Bật mí là bạn nên ăn khoai kèm với sữa nguyên kem, sữa chua hoặc một chút rau xanh để đảm bảo năng lượng đầy đủ nhất được nạp vào cơ thể, chuẩn bị cho ngày dài làm việc vất vả.
Ăn khoai lang trong bữa ăn trưa
Bữa trưa là thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang. Sau khi ăn khoai lang, canxi có trong đó cần phải mất 4 – 5h mới hấp thụ vào cơ thể, nhờ vào ánh sáng mặt trời từ 2 – 5 giờ chiều mà thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong khoai lang.
Lưu ý khi ăn khoai lang
Không nên ăn quá nhiều khoai lang vào buổi tối: Khoai lang khi đi vào cơ thể trong buổi tối dễ làm trào ngược axit. Nhất là đối với những người có dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém thì càng không nên ăn. Ăn khoai lang buổi tối cũng sẽ làm bạn đầy bụng, dễ gây mất ngủ.
Không nên ăn khoai lang lúc đói: Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tiết dịch vị tăng lên, làm nóng ruột, ợ chua gây ra tình trạng sình hơi trướng bụng.
Không nên ăn cả vỏ khoai lang: Nhiều người có thói quen ngại bóc vỏ và thường ăn luôn. Tuy nhiên, vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm không tốt cho tiêu hóa.
Không ăn những củ khoai lang đã xuất hiện đốm đen: Khi củ khoai lang xuất hiện những đốm đen thì có nghĩa khoai lang đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Đặc biệt là nếu bạn ăn phải những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai rất có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Qua những chia sẻ trên, có thể thấy để trả lời cho câu hỏi nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày thì cần tùy vào tình trạng sức khỏe của người dùng mà nên ăn nhiều hay ăn ít. Hy vọng các bạn sẽ có chế độ dinh dưỡng hợp lý.