Hoa Nở Không Màu – Blog chia sẻ công nghệ, sức khỏe, kinh doanh, đời sống xã hội liên tục hàng ngày mới nhất
    What's Hot

    Kiểu tóc mullet đẹp nhất hot trend 2023 mà bạn nên sở hữu

    Có mặt bằng nên kinh doanh những mặt hàng gì có lợi nhuận cao?

    Cùng vào bếp với các món ăn làm từ bột mì siêu ngon

    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    Hoa Nở Không Màu – Blog chia sẻ công nghệ, sức khỏe, kinh doanh, đời sống xã hội liên tục hàng ngày mới nhất Hoa Nở Không Màu – Blog chia sẻ công nghệ, sức khỏe, kinh doanh, đời sống xã hội liên tục hàng ngày mới nhất
    • Trang Chủ
    • Công Nghệ
    • Sức Khỏe
    • Kinh Doanh
    • Du Lịch
    • Blog Đời Sống
    • Thế Giới Game
    Facebook Twitter Instagram
    Hoa Nở Không Màu – Blog chia sẻ công nghệ, sức khỏe, kinh doanh, đời sống xã hội liên tục hàng ngày mới nhất
    Home»Blog Đời Sống»Top 4 các loại sâm ở Việt Nam cần được bảo tồn 
    Blog Đời Sống

    Top 4 các loại sâm ở Việt Nam cần được bảo tồn 

    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Trong các loại sâm ở Việt Nam hiện nay, có một số giống sâm quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ như: Sâm Ngọc Linh, Tam Thất Hoang, Sâm Lai Châu và Sâm Langbian. Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương – nơi có các loại sâm quý đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách kết hợp với người dân, doanh nghiệp để khuyến khích bảo tồn và phát triển các loại sâm này.

    Cạn kiệt nguồn sâm quý tự nhiên

    Vấn đề bảo tồn cây thuốc nói chung và các loại sâm ở Việt Nam đang bị đe dọa đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Đây là những loài cây thuốc quý, nhưng phạm vi phân bố và kích thước quần thể của chúng rất nhỏ hoặc đã trở nên hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên phạm vi toàn thế giới.

    Do có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, các loại sâm mọc tự nhiên đã bị tìm kiếm, khai thác đến mức kiệt quệ trong tự nhiên. Sâm Vũ diệp và Tam thất hoang đã được xếp hạng cực kỳ nguy cấp (CR), còn Sâm Ngọc Linh ngày nay đã được coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW). Cả ba loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IA – các loài nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại của nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30.03.2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Và đây cũng là ba trong số 17 loài thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Sâm Ngọc Linh, Sâm thất hoang, Sâm Lai Châu và Sâm Langbian là các loại ở Việt Nam cần được bảo tồn khẩn cấp

    Đặc điểm nhận dạng các loại sâm ở Việt Nam

    Sâm Ngọc Linh: Cao 0,5 – 0,8 m. Thân rễ dày, mập, thường nằm ngang gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có một củ dạng con quay gần hình cầu đường kính có thể đến 5cm; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ.

    Thân trên mặt đất thường là 1 hoặc có thể 2 – 4 thân ở những cây sống lâu năm, thân hướng thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 – 5 lá; gốc cuống lá không có lá kèm; lá kép chân vịt có 5 (ít khi 3 hoặc 6 – 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên, mép lá có răng cưa; phiến lá hình trứng, trứng ngược, elip hoặc thuôn, mỏng, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch, gân lá có lông cứng ở hai mặt.

    Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh hoặc đôi khi có tán phụ; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 80 – 140 hoa; lá bắc nhỏ hình dùi, dài 2 – 3 mm; cuống hoa nhỏ được bao phủ bởi nhiều mẫu nhỏ dạng gai thịt dài 0,04 – 0,08 mm. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 – 3,5mm, đài có 5 răng nhỏ dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa phẳng hoặc hơi lồi, có vòng tím đến tím hoàn toàn hoặc màu xanh hơi ngả vàng; bầu thường tiêu giảm còn 1 ô, đôi khi là 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy hợp hoặc xẻ 2 tùy theo số ô của bầu. Quả hạch hình thận hoặc gần cầu, dẹt; khi chín màu đỏ, thường có đốm đen ở đỉnh quả, đốm đen có diện tích nhỏ. Hạt dẹt, số hạt bằng số ô của bầu; vỏ hạt thô cứng nhiều vệt xốp lồi lõm; nội nhũ trơn. Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Sâm Ngọc Linh một trong các loại sâm ở Việt Nam cần được bảo tồn

    Sâm Lai Châu: Thân rễ nằm ngang, ruột màu tím đến hơi tím vàng, thân có thể cao đến 1,2 – 1,3 m, đôi khi có 2-3 thân. Phiến lá chét hình trứng ngược, thuôn, mũi lá có đuôi dài 1,5 – 3 cm, gân lá có lông cứng ở hai mặt. Đĩa hoa tím đen hoặc hơi tím đôi khi xanh nhạt hơi ngà vàng, phẳng hoặc hơi lồi.

    Quả hình gần cầu hoặc hình trứng, quả chín màu đỏ, đỏ cam, thường có đốm đen ở đỉnh quả, đốm đen có diện tích lớn hơn so với Sâm Ngọc Linh. Hạt hình gần cầu hoặc hình trứng, ít khi dẹt. Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9. Phân bố ở Việt Nam: Lai Châu (Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường). Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, độ cao từ khoảng 1.800 đến trên 2000m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Sâm Lai Châu

    Sâm Langbian: Thân rễ nằm ngang, ruột màu vàng nhạt hoặc tím nhạt. Thân khí sinh cao đến 1m, đôi khi có 2-3 thân. Lá chét kích thước 5-14,5 x 2,5-5,5 cm; hai mặt lá có lông. Cụm hoa tán đơn hiếm khi tán kép, có 40-100 hoa. Đường kính hoa 4-4,5 mm, cuống hoa dài 1-1,5 cm. Đĩa hoa ngà vàng, phẳng hoặc hơi lồi. Bầu 1-2 ô; vòi nhụy 1, đôi khi xẻ 2.

    Quả hạch; hình thận, dài 6-8mm, rộng 4-5,5 mm; hoặc hình cầu dẹt; đường kính 6-10 mm, nhẵn, khi chín màu đỏ, thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1-2, hình thận, dài 5,5-7 mm, rộng 5-6 mm, vỏ cứng, nhăn nheo. Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9. Phân bố ở Việt Nam: Lâm Đồng (Langbiang – Lạc Dương, Đam Rông). Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, độ cao từ khoảng 1.800 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Cây sâm Langbian

    Tam Thất Hoang: Cao đến khoảng 1m. Thân rễ dày, mập, thường nằm ngang gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại; các vết sẹo lõm thường xếp thẳng hàng, nối tiếp nhau; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ.

    Thân trên mặt đất thường là 1 hoặc hiếm khi 2 – 3 thân, thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 – 5 lá; gốc cuống lá có lá kèm dạng mũi mác; lá kép chân vịt có 5 (ít khi 3 hoặc 6 – 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên hoặc xẻ thùy lông chim, có răng cưa; phiến lá hình trứng hoặc trứng ngược, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, dài 0,7 – 1,5 cm; gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch; lông cứng chỉ có ở mặt trên của lá. Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 40 – 90 hoa; lá bắc lớn nằm quanh cụm hoa, dài 1 – 2,5 cm, mép lá có răng cưa; lá bắc nhỏ hình dùi, dài  2 – 3 mm.

    Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 – 3,5mm, đài có 5 răng thấp dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc trắng hơi xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa lõm, màu xanh hơi ngả vàng; bầu 2 ô lệch nhau, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy hợp hoặc xẻ 2. Quả hạch, quả 1 hạt hình trứng, quả 2 hạt hình gần cầu hoặc cầu-thận; khi chín màu đỏ. Hạt hình trứng, số hạt bằng số ô của bầu; vỏ hạt thô ráp; nội nhũ trơn. Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Cây Tam thất hoang

    Hồi sinh “Quốc bảo” sâm Việt

    Trên thế giới vốn nổi tiếng với nhân sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. Còn khi nói đến các loại sâm ở Việt Nam nhiều người nghĩ ngay đến sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở Quảng Nam (Nam Trà My), Kon Tum (Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Glei). Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, độ cao từ khoảng 1.800 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn. Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa.

    Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.

    Trước nguy cơ tuyệt chủng của các loại sâm ở Việt Nam, Chính phủ đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp; tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.

    Với sứ mệnh và niềm khát khao muốn bảo tồn sâm Ngọc Linh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã  kết hợp với các hợp tác xã, chính quyền địa phương ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để phát triển dự án trồng sâm Ngọc Linh. Theo đó,  trong nửa đầu năm 2022, vườn sâm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) sẽ hoàn thành việc trồng mới 30 ngàn gốc sâm, nâng tổng số gốc sâm tại vườn sâm liên kết Nam Trà My lên 60 ngàn gốc. Tại vườn liên kết thứ hai ở Trà Linh, công tác làm hạ tầng vườn đang được triển khai để kịp tiến độ trồng mới 200 ngàn gốc sâm Ngọc Linh. Đây là hai vườn sâm Ngọc Linh nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý được trồng sâm của tỉnh.

    Bên cạnh đó,  Tập đoàn MHG còn đang tiến hành phát triển khu nghỉ dưỡng sinh thái tại Măng Đen – Kon Plông – Kon Tum, trong đó có các vườn trồng sâm và các loại dược liệu.

    Các loại sâm quý ở Việt Nam
    Kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân để cùng bảo tồn, phát triển các loại sâm ở Việt Nam

    Ngoài sâm Ngọc Linh, nhằm bảo tồn, nhân giống các loại dược liệu quý đặc biệt là các loại sâm ở Việt Nam khác như: Tam thất hoang, Sâm Lai Châu và Sâm Langbian,… chính quyền địa phương – nơi có các loại sâm này cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu và liên kết đưa các loại cây dược liệu vào trồng và bước đầu đạt những kết quả tích cực. Việc này là những dấu hiệu tích cực cho thấy đã dần bảo tồn được các giống sâm quý  tại vườn ươm giống,  mà còn cung cấp đủ số lượng giống cây cho doanh nghiệp và nông dân trồng với giá hợp lý. Từ đó, góp phần mở rộng vùng trồng cây dược liệu và tạo thu nhập cho người dân địa phương.

    Related Posts

    Cùng vào bếp với các món ăn làm từ bột mì siêu ngon

    Tháng Một 17, 2023

    TOP NHỮNG DÒNG VANG NỔ NGON NHẤT HIỆN NAY

    Tháng Chín 7, 2022

    Mách bạn cách lựa chọn đồng hồ đeo tay nữ

    Tháng Chín 23, 2021

    Danh sách top những kênh Youtube nhiều sub nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại

    Tháng Tám 26, 2021
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • Kiểu tóc mullet đẹp nhất hot trend 2023 mà bạn nên sở hữu
    • Có mặt bằng nên kinh doanh những mặt hàng gì có lợi nhuận cao?
    • Cùng vào bếp với các món ăn làm từ bột mì siêu ngon
    • Khám Phá 5 Homestay Hồ Tây Tuyệt Đẹp Từ Hà Nội Top 10
    • TOP NHỮNG DÒNG VANG NỔ NGON NHẤT HIỆN NAY
    • Những tính năng nổi bật của Microsoft Azure người dùng nên biết
    • Cùng Edutime khám phá Dublin – Thủ đô xinh đẹp của Ireland
    • Top 4 các loại sâm ở Việt Nam cần được bảo tồn 
    • Mách Bạn Kinh Nghiệm Lưu Trú Tại Secret Garden Sapa Chi Tiết
    • Bạn có biết xe MG của nước nào sản xuất?

    Subscribe to Updates

    Get the latest sports news from SportsSite about soccer, football and tennis.

    Lưu trữ
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Ba 2022
    • Tháng Hai 2022
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Bảy 2021
    • Tháng Sáu 2021
    Chuyên mục
    • Blog Đời Sống
    • Blog kinh Doanh
    • Công Nghệ
    • Giáo Dục
    • Sức Khỏe
    • Thế Giới Game
    • Trải nghiệm du lịch
    • Xe cộ
    TRUY CẬP NHANH
    • Trang Chủ
    • Công Nghệ
    • Sức Khỏe
    • Kinh Doanh
    • Du Lịch
    • Blog Đời Sống
    • Thế Giới Game

    Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

    © 2023 Hoanokhongmau. Designed by Hoanokhongmau.vn.
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    • Chính sách

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.